Đối với bề mặt đặc biệt như bể nước thải, ngoài đặc tính quan trọng của lớp sơn nền bảo vệ cần có như tính năng kháng hóa chất, kháng axit, tính năng gia cường thì lớp nền cũng cần có một tính năng bảo vệ cực kì quan trọng chính là chống thấm cho bể. Bởi bể nước thải là nơi luôn trong tình trạng ẩm ướt và nước thải chứa hàm lượng hóa chất và axit cao nên khả năng ăn mòn bê tông sẽ sảy ra làm cho chất lượng công trình xuống cấp 1 cách nhanh chóng. Do vậy, khi quá trình chống thấm hoàn hảo thì sẽ bổ trợ rất lớn cho các tính năng như kháng hóa chất, chống mài mòn hiệu quả. Chính vì thế, khi thi công sơn nền bể nước thải thì điều quan trọng nhất chính là lựa chọn nhà thầu chuyên nhận thi công sơn Epoxy cho bể nước thải.
Contents
- 1 Những Nguyên Nhân Gây Nên Hiện Tượng Thấm Dột, Ăn Mòn Của Bể Nước Thải Là Gì?
- 2 Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Cho Bể Nước Thải
- 2.1 Bước 1: Thực hiện các bước chuẩn bị, xử lý bề mặt trước khi thi công sơn Epoxy
- 2.2 Bước 2: Tiến hành bước thi công chống thấm trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải
- 2.3 Bước 3: Tiến hành thi công 1 lớp sơn lót trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải
- 2.4 Bước 4: Tiến hành thi công lớp sơn phủ
- 3 Nhà Thầu Chuyên Nhận Thi Công Sơn Epoxy Cho Bể Nước Thải
Những Nguyên Nhân Gây Nên Hiện Tượng Thấm Dột, Ăn Mòn Của Bể Nước Thải Là Gì?
1. Bể chứa nước thải là bề mặt hứng chịu các tác động của một lượng lớn nước thải, hóa chất độc hại cũng như lượng độ ẩm rất lớn. Đồng thời đây cũng là bề mặt dễ bị ứ đọng nước nhiều nhất. Ngoài ra, các khu vực bể chứa nước thải mới được thi công, đều không được đảm bảo quá trình kĩ thuật tiêu chuẩn đối với bể chứa nước thải. Theo thời gian sử dụng lâu dài, làm cho bề mặt bồn chứa nước thải rất nhanh chóng bị xuống cấp, nước thấm qua dễ dàng.
2. Trong quá trình thi công sử dụng vật liệu chống thấm không chất lượng. Hoặc để tiết kiệm chi phí ban đầu, người ta thường dùng vật liệu là xi măng hay sika chống thấm là chủ yếu. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, những vật liệu nay sẽ làm cho bề mặt có tính đàn hồi, tính chống thấm kém đi rất nhiều. Màng sơn nhanh co ngót, dễ rạn, gãy nứt và không ngăn được nước thấm qua, làm cho các lớp axit dễ đi vào bên trong gây phá hủy tất cả các kết cấu. Do vậy, sau đó quý khách hàng sẽphải tiêu tốn rất nhiều chi phí bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh.
3. Trong quá trình thi công nền bồn chứa nước thải mà đặc biệt là quá trình chống thấm hoàn toàn không đảm bảo kỹ thuật. Lớp keo dán trám trét, sửa chữa bề mặt bồn chứa nước thải quá mỏng, không đủ hiệu quả và độ bền ngăn cản nước.
4. Bề mặt bồn chứa nước thải đã được thi công và sử dụng trong thời gian rất dài, các lớp sơn bảo vệ đều cũ kĩ, nứt gãy trầm trọng. Dẫn đến hiện thượng xuống cấp trầm trọng, làm sân thượng bị nứt, vớ. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thấm dột, ngấm nước qua bồn. Gây nguy hiểm rất lớn với con người và không khí.
Vật Liệu Chống Thấm, Chống Mài Mòn Cho Bể Nước Thải Là Gì?
Vật liệu chống thấm, chống ăn mòn cho bể nước thải là những vật liệu giúp bảo vệ công trình tránh khỏi các tác nhân khắc nghiệt từ môi trường. Trong đó bao gồm các hiện tượng như: nhiệt độ quá cao, mưa quá nhiều, độ ẩm quá lớn, sự thay đổi biên độ nhiệt liên tục,… còn là các lớp hóa chất dạng lỏng đọng lâu ngày bên trong bể chứa. Các tác động này làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên từ sâu trong mặt bể nước thải. Làm cho màng sơn giãn nở không kịp. Từ đó gây ra tình trạng nhiều vết nứt li ti, các loang lổ bong tróc. Khiến nước dễ dàng thâm nhập và len lỏi sâu vào các mao mạch bể. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bể nước thải, khiến bể xảy ra các hiện tượng bị thấm ngược cũng như thuận lớn.
Ưu Điểm Của Phương Pháp Thi Công Sơn Epoxy Cho Bể Nước Thải Chuyên Dụng Hiện Nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sơn thông dụng cho bể nước thải. Mỗi loại vật liệu đều mang những đặc điểm, công dụng riêng. Tuy nhiên, để thi công không chỉ chống thấm mà còn kháng hóa chất, mài mòn tốt thì phương pháp thi công sơn Epoxy cho bể nước thải vẫn là biện pháp được thi công phổ biến và cấp thiết nhất hiện nay.
Biện pháp thi công sơn Epoxy cho bể nước thải có nhiều ưu điểm bảo vệ bề mặt rất quan trọng cho bể nước thải. Sơn Epoxy mang lại cho bể nước thải các ưu điểm vượt trội như sau:
- Ưu điểm đầu tiên được kể đến mà phương pháp thi công sơn Epoxy cho nền bể nước thải mang lại chính tạo nên một sàn bể có tính thẩm mỹ, màng sơn bóng sáng, sạch sẽ, không dễ dàng bám dính các lớp hóa chất trong nước thải cũng như không tự sản sinh bụi trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng sơn Epoxy cho bể nước thải tạo nên một bề mặt bể rất dễ vệ sinh, lau chùi và quy trình thi công cũng rất đơn giản. Không yêu cầu quá nhiều máy móc kĩ thuật cũng như tay nghê cao. Tuy nhiên, vì là khu vực thi công đặc biệt nên quá trình thi công phải thật cẩn thận, tỉ mỉ.
- Sơn Epoxy còn có khả năng chống chịu mài mòn cực tốt bởi các lớp hóa chất, axit rất tuyệt đối.
- Sơn Epoxy cho bể nước thải còn tạo nên một bề mặt bể chứa hoàn hảo, liền mạch, không mối nối, đặc biệt, hoàn toàn không thấm nước, không thấm dầu. Bảo vệ tận sau các lớp kết cấu từ bên trong. Nhờ có hiệu quả chống thấm toàn vẹn mà bể nước thải có thể được bảo vệ bao gồm lượng nước mưa từ trên xuống và cả lượng nước ngầm từ dưới lên.
Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Cho Bể Nước Thải
Thi công sơn Epoxy cho bể nước thải đã và đang rất phổ biến tại Việt Nam. Quy trình thi công sơn hiện nay bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thực hiện các bước chuẩn bị, xử lý bề mặt trước khi thi công sơn Epoxy
Bề mặt sàn được xử lý càng tốt thì kết quả hoàn thiện sau thi công càng cao. Khi xử lý mặt sàn cần chú ý làm sạch các lớp gỉ sét, những mảng sơn cũ hay đơn giản chỉ là những vết bám bụi, dầu mỡ. Điều này sẽ làm tăng độ kết dính của mặt sàn trong quá trình thi công sơn Epoxy chống thấm cho bể nước. Một số biện pháp xử lý bề mặt có thể được áp dụng, cụ thể:
Tiến hành kiểm tra độ ẩm sàn trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải
Bước kiểm tra độ ẩm sàn là một bước quan trọng trước khi thi công sơn Epoxy. Độ ẩm bề mặt phù hợp để thi công sơn Epoxy cho bể nước thải đạt hiệu quả tốt nhất là không quá 5%, đặc biệt được sử dụng đối với hệ sơn Epoxy gốc dung môi. Còn đối với sơn Epoxy gốc nước thì độ ẩm phù hợp nhất là dưới 8%.
Trong trường hợp độ ẩm bề mặt quá cao thì phải phải xử lý bằng các loại vật liệu chuyên dụng như vữa ngăn ẩm trước khi thi công. Bởi nếu để bề mặt có độ ẩm sàn cao, khi thi công sẽ xuất hiện các lớp hơi nước bên dưới bề mặt, nhũng lớp hơi nước này sẽ dễ dàng thẩm thấu ngược, gây ra hiện tượng bong tróc, bung lớp sơn Epoxy, phá hủy và giảm thiểu tuổi thọ cho bề mặt.
Hiện nay trên thị trường thi công sơn có 2 phương pháp kiểm tra độ ẩm: phương pháp thủ công và đo bằng máy.
Tiến hành các bước xử lý bề mặt trước khi sơn Epoxy cho bể nước thải:
Sử dụng máy mài công nghiệp có gắn kèm thiết bị hút bụi. Mài sạch toàn bộ bề mặt nhằm tạo độ nhám và loại bỏ các tạp chất, vết bẩn bám lại trên bề mặt. Sau đó sẽ tiến hành làm sạch bề mặt bằng máy hút bụi. Đảm bảo hạn chế tối đa khả năng bụi còn bám lại trên bề mặt.
Sử dụng loại bột vữa trám trét, bột mastic Epoxy để dặm vá các khuyết điểm trên bề mặt. Như các vết lồi lõm, đứt gãy khuyết tật trên bề mặt. Sử dụng máy xả nhám để hỗ trợ làm phẳng bề mặt những khu vực vừa trám trét để đảm bảo bề mặt phẳng, mịn. Dùng máy hút bụi công nghiệp làm sạch các bụi bẩn trên bề mặt.
Bước 2: Tiến hành bước thi công chống thấm trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải
Bước thi công chống thấm cho bề mặt trước khi sử dụng sơn Epoxy với bể chứa nước thải được đánh giá là bước thi công vô cùng quan trọng. Đối với, thi công chống thấm, quý khách cần tiến hành sử dụng 2 lớp chống thấm nên đươc sử dụng là keo Epoxy và chất chống thấm Epoxy chuyên dụng. Mỗi lớp chống thấm được thi công cách nhau từ 3 đến 6 tiếng là phù hợp nhất. Thời gian này đảm bảo các lớp chống thấm đã được kết dính và gia tăng khả năng chống thấm hoàn hảo của nó.
Bước 3: Tiến hành thi công 1 lớp sơn lót trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải
Ngoài lớp chống thấm thì trong hệ sơn hoàn thiện, lớp sơn lót này rất cần thiết. Sơn lót nên sử dụng là loại sơn thuộc hệ sơn Epoxy. Lớp lót này sẽ hỗ trợ gia tăng độ bám dính tốt hơn cho lớp sơn Epoxy với bề mặt. Sau từ 4 đến 8 tiếng thì có thể thi công 2 lớp phủ sau này.
Bước 4: Tiến hành thi công lớp sơn phủ
Trước khi thi công sơn Epoxy cho bể nước thải, quý khách cần thiết hành trộn sơn Epoxy tạo nên hỗn hợp đồng đều để thi công đạt chất lượng cao nhất. Lớp sơn này sẽ là lớp sơn phủ hoàn thiện cuối cùng. Tạo tính thẩm mỹ và khả năng bảo vệ cao hơn rất nhiều. Thi công tối thiểu 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 4 đến 8 tiếng.
Nhà Thầu Chuyên Nhận Thi Công Sơn Epoxy Cho Bể Nước Thải
Hãy liên hệ với thi công sơn epoxy để được tư vấn về cách thi công sơn đúng cách cũng như là khám phá thêm những lợi ích sơn epoxy mang lại sau khi sử dụng.ngoài là nhà thầu chuyên nhận thi công sơn epoxy bể nước thải thì tại đây chúng tôi luôn nhận thi công theo yêu cầu của khách hàng trên toàn quốc.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ :
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CHÍ HÀO
Địa chỉ:606/76/4 Quốc Lộ 13.P Hiêp Bình Phước.Q Thủ Đức.Tphcm
Điện thoại: 028 626 757 76 – Fax: 028 626 757 28
Di động : 0903 08 52 66
0903 11 22 26 Phòng kinh doanh
Email: sm@vuongquocson.vn