Dịch Vụ Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất Uy Tín

Thi Công Sơn Epoxy Giá Rẻ

Trên thị trường sơn hiện nay, sơn epoxy là dòng sơn đặc biệt được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Từ các quốc gia phát triển trên thế giới và bao gồm cả Việt Nam. Sơn epoxy với nhiều đặc tính vượt trội, khả năng bám dính hoàn hảo. Nhờ vậy, sơn epoxy dần lấy được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam sau một thời gian du nhập vào. Nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi, nhất là đối với các công trình nhà máy công nghiệp. Và việc lựa chọn đơn vị chuyên nhận dịch vụ thi công sơn epoxy cho nhà xưởng sản xuất uy tín được nhiều người quan tâm.

Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất
Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất

Sơn Epoxy Dành Cho Thi Công Nhà Xưởng Sản Xuất Là Gì?

Sau khoảng thời gian hòa nhập vào tiềm thức người tiêu dùng. Cũng như trở thành một trong những vật liệu không thể thiếu cho thi công bề mặt bê sàn bê tông. Từ những lĩnh vực công nghiệp như nhà máy sản xuất, nhà xưởng đến các khu vực dân dụng như sân thượng, nhà ở,…

Sơn sàn epoxy được biết đến là dòng sơn có 2 thành phần. Hai thành phần bao gồm phần sơn chính và phần chất đóng rắn.

Trong đó thành phần chất sơn chính chủ yếu là gốc nhựa epoxy cùng với các hạt màu siêu mịn. Cùng kết hợp thêm các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia,… Các chất này kết hợp với tỉ lệ khác nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm sơn Epoxy khác nhau.

Còn thành phần chất đóng rắn được tạo thành chủ yếu từ nhựa Polyamide. Chất đóng rắn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cấu thành sơn. Chất đóng rắn khi pha trộn với thành phần sơn chính tạo ra các liên kết thật sự bền vững. Giúp cho quá trình đóng rắn của sơn sau thi công sơn. Gia tăng độ cứng và độ bền vững chắc chắn cho lớp sơn hoàn thiện.

Đối với thị trường sơn sàn hiện nay thì sơn epoxy là dòng sơn cao cấp hàng đầu. Ngoài ra, sơn epoxy 2 thành phần này có thể bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau. Nó mang lại nhiều tính năng bảo vệ cũng như là sự tiện nghi và lợi ích khi dùng.

Sự Phát Triển Của Sơn 2 Thành Phần

Trước khi xuất hiện tại thị trường sơn Việt Nam. Sơn sàn epoxy 2 thành phần là vật liệu thi công sàn phổ biến tại các nước tiến trên thế giới. Điển hình ở các nước phát triển về công nghiệp như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Sự xuất hiện của sơn epoxy tại Việt Nam chỉ vài năm gần đây. Thời gian đầu, dòng sơn này chỉ có thể được sử dụng theo yêu cầu của các chủ đầu tư nước ngoài. Và sơn được cung cấp bởi các hãng đến từ nước ngoài. Vì khi đó tại Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất sơn epoxy 2 thành phần. Sau này, thị trường sơn epoxy càng trở nên nhộp nhịp hơn. Tất cả là nhờ vào sự thâm nhập thị trường của một vài hãng sơn. Và nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng lớn. Và dẫn đến sự đầu tư phát triển dây chuyển sản xuất từ các hãng sơn nội địa. Có thể kể đến một vài hãng chất lượng Việt Nam như Joton, Cadin, Colori,…

Hiện nay, sơn epoxy được cung cấp bởi các nhà cung cấp quen thuộc như: Jotun, KCC, Sika,  Nanpao, Joton, Cadin, Colori,… Nhờ có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nên công việc sản xuất, phân phối và thi công cũng trở nên dễ dàng và giảm chi phí hơn.

Những Ứng Dụng Khác Của Sơn Epoxy

Nếu như trước đây sơn epoxy chỉ được biết đến là sản phẩm ứng dụng cho bề mặt sàn bê tông là chính. Hiện nay dường như sơn đã được đón nhận và ứng dụng rộng rãi hơn. Nhiều lĩnh vực khác cũng sử dụng sơn epoxy trong thi công như một yêu cầu bắt buộc. Có thể kể đến như:

  • Sơn epoxy cho các hạng mục trong ngành y tế: Bệnh viện, phòng nghiêm cứu, phòng mổ, phòng dược, … Hay các nhà máy về điều chế thuốc, sản xuất khẩu trang y tế, …
  • Sơn epoxy chống thấm nước cho các loại hình như bể bơi, bể nước sinh hoạt, bể nước thải, hồ cá, …
  • Thi công sơn epoxy chống tĩnh điện cho một số hạng mục yêu cầu riêng đặc biệt. Như nhà máy sản xuất điện tử, thuốc nổ; nhà máy sản xuất máy bay; …
  • Thi công sơn epoxy trên kim loại chống rỉ – chống hà. Sơn epoxy không chỉ được ứng dụng cho cho các hạng mục chống rỉ thông thường. Tính năng chống hà được nghiên cứu và phát triển dòng sơn cao cấp hơn.
  • Sơn được ứng dụng cho các văn phòng, quán caffe, khu vui chơi, … Nhờ vào tính năng đa dụng cùng với thẩm mỹ cao.

Sơn Epoxy Có Những Dòng Nào?

Sơn epoxy dành riêng cho sàn bê tông được chia thành từng dòng khác nhau. Mỗi dòng lại có những ưu điểm vượt trội riêng. Tùy thuộc vào những yêu cầu ngành riêng mà có lựa chọn thích hợp. Chọn đúng dòng sơn epoxy sẽ mang đến hiệu quả thi công ngoài đáng giá. Hiện nay, các dòng sơn sàn epoxy phổ biến gồm 3 dòng sơn sau:

Sơn Epoxy Hệ Lăn

Sơn epoxy hệ lăn được chia làm 2 thành phần nhỏ dựa vào thành phần pha loãng sơn. Gồm có:

Sơn Epoxy Gốc Nước

Sơn epoxy 2 thành phần gốc nước bao gồm sơn lót và sơn phủ. Sơn epoxy 2 thành phần gốc nước có sử dụng chất pha loãng là nước. Chính vì vậy sơn này hoàn toàn không gây cháy nổ, độc hại cho người thi công cũng như người sử dụng.

Sơn epoxy 2 thành phần đặc biệt có tính bám dính rất cao, khả năng chống thấm tốt. Màng sơn kháng nước, kháng khuẩn và kháng hoá chất rất tốt. Vì sử dụng dung môi là nước và không chứa hóa chất. Nên có tính bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

Sơn epoxy gốc nước được ứng dụng nhiều cho các khu vực. Như phòng bệnh viện, phòng mổ,  sơn sàn văn phòng làm việc, sơn sàn các công ty thực phẩm, dược phẩm,….

Sơn Epoxy Gốc Dầu

Đây là loại sơn ra đời đầu tiên tại Việt Nam trong hệ sơn epoxy. Khi sản xuất và trộn dung môi cho loại sơn này cần đong trộn đúng tỉ lệ.

Sơn epoxy 2 thành phần gốc dầu cũng có độ bám dính rất tốt, cao hơn nhiều so với sơn epoxy gốc nước. Tuy nhiên, vì là dung môi dầu nên sơn thường gây ra mùi và bay lên không khí gây nguy hiểm.

Sơn epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Một vài bề mặt thường được ứng dụng như: Sơn sàn epoxy chịu tải trọng, sơn sàn epoxy chống trơn trượt, sơn epoxy chống tĩnh điện, sơn sàn epoxy tầng hầm,….

Sơn Epoxy Tự Phẳng

Sơn epoxy không dung môi hay còn được gọi là sơn epoxy tự san phẳng. Sơn này an toàn hơn hẳn, kháng khuẩn và vệ sinh tuyệt đối. Sơn epoxy không dung môi này hoàn toàn không chứa hàm lượng dung môi bay hơi. Loại sơn này hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng bề mặt. Nhờ ưu điểm này mà sơn có thể dễ dàng che lấp khuyết điểm còn tồn đọng trên bề mặt thi công.

Màng sơn epoxy tự san phẳng có độ dày trung bình lớn. Sau khi thi công sơn có thể đạt độ dày khoảng từ 2 đến 3 mm. Đây là độ dày màng tương đối lớn và vượt trọ hơn hẳn 2 loại sơn khác trên thị trường.

Sơn Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với hai dòng còn lại. Ngoài tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu…

Và tính kháng khuẩn được đánh giá cao thường được sử dụng các công trình có yêu cầu riêng.

Sơn thường được sử dụng cho thi công các hạng mục sản xuất y tế, dược phẩm, thực phẩm, kho đông lạnh,…

Qui Trình Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất

Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất
Qui Trình Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất

Để thi công sơn dù là hệ sơn nào thì đều có 3 công đoạn thi công cơ bản sau:

Công Đoạn 1: Chuẩn Bị Bề Mặt Thi Công

Trước khi thi công cần về sinh làm sạch bề mặt. Loại bỏ tất cả các tạp chất còn trên bề mặt.

Sau đó tiến hành tạo nhám bề mặt thi công bằng máy mài chuyên dụng để tạo độ nhám thích hợp. Tạo độ nhám thích hợp để nhằm hỗ trợ cho lớp sơn lót bám dính tốt trên bề mặt.

Sau quá trình tạo nhám thì sử dụng máy hút bụi để làm sạch lần nữa. Và hoàn thiện bề mặt bằng các loại mastic trám, trét những khuyết điểm còn lưu lại.

Công Đoạn 2: Thi Công Lớp Sơn Lót

Sau khi kiểm tra cũng như hoàn thiện bề mặt. Tiến hành thi công lớp lót đầu tiên lên bề mặt. Lớp sơn lót đóng vai trò như lớp liên kết trung gian giữa bề mặt và sơn phủ. Ngoài ra, lớp sơn phủ còn có vai trò rất lớn cho việc trải sơn của lớp phủ màu.

Công Đoạn 3: Thi Công Lớp Sơn Phủ

Thi công sơn phủ màu theo định mức cùng yêu cầu phù hợp. Đối với sơn hệ lăn thì thi công 2 lớp phủ. Đối với thi công sơn hệ tự phẳng thi công theo định mức tương ứng với độ dày theo yêu cầu.

Những Lưu Ý Đối Với Thi Công Sơn Epoxy Cho Nhà Xưởng Sản Xuất

Để thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng đạt chất lượng đạt hiệu quả tối ưu nhất, quý khách tham khảo các lưu ý sau:

  • Tỉ lệ pha trộn các thành phần sơn theo đúng yêu cầu của nhà máy. Tránh pha trộn sai hoặc sử dụng dung môi không tương thích. Gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn cũng như quá trình thi công sơn.
  • Thời gian khô sơn bề mặt thông thường từ 4-6 giờ sau khi thi công. Và thời gian khô hoàn thiện để đưa vào hoạt động từ 8-12 tiếng.
  • Đối với sơn epoxy hệ lăn bằng rulo, khi thi công nên chú ý đến hướng lăn của rulo. Tránh tạo nên lỗi thẩm mỹ bề mặt sau khi hoàn thiện sơn. Đối với thi công sơn epoxy hệ tự phẳng, nên trang bị các kĩ năng cũng như cây gạt sơn chuyên dụng.

Mọi Thông Tin Chi Tiết Liên Hệ

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CHÍ HÀO

Địa chỉ: 606/76/4 Quốc Lộ 13.P Hiêp Bình Phước.Q Thủ Đức.Tp. HCM

Điện thoại: 028 626 757 76 – Fax: 028 626 757 28

Di động: 0903 11 22 26 Mr. Giang

Email: sm@vuongquocson.vn