Nhận Dịch Vụ Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng Hàng Đầu

Sơn epoxy là dòng sơn nhận được sự chào đón cũng như thích ứng với người tiêu dùng tốt nhất. Đây là dòng sơn cao cấp thuộc sơn công nghiệp. Sơn được ứng dụng rất nhiều vào trong thi công cho nhiều hạng mục khác nhau. Sơn có nhiều các ưu điểm được cho là giải pháp giái quyết được các vấn đề nan giải. Như độ bền, chịu tải trọng, chống thấm, vệ sinh, … Và tìm kiếm đơn vị nhận dịch vụ thi công sơn epoxy hệ nước chất lượng hàng đầu cũng là điều không hề dễ dàng.

Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng
Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng

Sơn Epoxy

Sự Phát Triển Của Sơn Epoxy

Sơn epoxy là sản phẩm sơn sàn rất phổ biến ở trên thế giới từ rất lâu. Và được du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Sơn epoxy được cấu thành từ hỗn hợp nhựa epoxy cao cấp. Một hỗn hợp được hình thành và phát triển đầu tiên trên thế giới của ngành sơn. Có nguồn gốc tại Thụy Sĩ vào năm 1936 và được cho ra đời bởi tiến sĩ Pierre Castan. Ông đã thành công trong việc nghiên cứu hỗn hợp một loại nhựa epoxy. Bằng cách làm cứng hỗn hợp với axit Phthalic Anhydride.

Cùng khoảng thời gian này, cùng với lỹ tưởng nghiên cứu ấy. Tiến sĩ Sylvan Greenlee tại Mỹ cũng đã và đang phát triển hỗn hợp nhựa epoxy. Thông qua phản ứng giữa Epichlorohydrin và Bisphenol A. Và cũng từ phản ứng hóa học này mà tiến sĩ đã tạo ra một loại rất phổ biến. Thuộc hệ thống các loại nhựa epoxy, chính là BADGE hoặc DGEBA. Từ đó trở đi, hỗn hợp nhựa epoxy đã trở thành hỗn hợp nhựa được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Sơn Epoxy Là Gì?

Như đã biết đến sơn epoxy là dòng sơn công nghiệp cao cấp.

Sơn epoxy là dòng sơn 2 thành phần được trộn lại khi thi công. Hai thành phần này của sơn là chất sơn chính và chất đóng rắn.

Chất sơn chính là sự kết hợp chủ yếu từ nhựa epoxy và các thành phần phụ gia. Với nhiệm vụ che lắp bề mặt cực tốt. Khi thi công hoàn thiện cho lại bề mặt với màu sơn bóng đẹp.

Phần chất đóng rắn được cấu thành với nhiệm vụ đóng rắn sơn khi thi công lên bề mặt. Tăng cường cho bề mặt sơn trở nên cứng hơn. Chịu được các tác động từ bên ngoài như tải trọng, mài mòn, …

Ngoài ra, sơn còn có sự góp mặt của các thành phần như: Chất kết dính, chất tạo màu, bột độn, phụ gia, dung môi, …

Phân Loại Sơn Epoxy

Hiện sơn epoxy có 2 hệ sơn chính là hệ lăn và hệ tự phẳng.

Sơn Epoxy Hệ Lăn

Sơn epoxy hệ lăn được thi công bằng rulo hoặc cọ lăn. Dựa vào gốc sơn mà được chia làm 2 dòng sơn khác. Gồm:

  • Sơn epoxy gốc nước: Là dòng sơn epoxy gốc nước với dung môi pha loãng sơn là nước.
  • Sơn epoxy gốc dầu: Là dòng sơn epoxy gốc dầu với dung môi pha loãng sơn là dung môi tương thích.

Tỉ lệ pha dung môi tùy thuộc vào yêu cầu của sơn mỗi hãng khác nhau.

Sơn Epoxy Hệ Tự Phẳng

Sơn epoxy tự phẳng với cơ chế tự san bằng sau khi đổ lên bề mặt thi công. Điểm đặc biệt là hệ sơn này không sử dụng chất pha loãng. Sơn sau khi thi công hoàn thiện cho ra độ dày sơn từ 1-3mm. Khi thi công sơn cần có kĩ thuật thi công cao cùng với các dụng cụ thi công tương ứng.

Sơn Epoxy Gốc Nước Là Gì?

Sơn epoxy gốc nước là nằm trong hệ sơn lăn. Là sơn epoxy 2 thành phần tương tự như các dòng epoxy khác. Sơn gốc nước với chất pha loãng là nước. Tùy theo mỗi nhà sản xuất mà có tỉ lệ pha khác nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình thi công. Nhờ đó mà có những ưu điểm được nhiều khách hàng đánh giá cao. Vừa mang các ưu điểm chung của dòng sơn epoxy đem lại. Thêm vào dung môi là nước mà có nhưng vượt trội riêng của dòng epoxy gốc nước.

Ưu Điểm Chung Của Các Dòng Sơn Epoxy

Sự phổ biến của sơn epoxy không phải tử nheien mà có. Nhưng tất cả là nhờ những ưu điểm này mà được ưa chuộng:

  • Khả năng chịu tải trọng, chịu mài mòn tốt: Khi thi công sơn bề mặt, sơn giúp hỗ trợ cho bề mặt thi công được tăng cứng. Giúp cho bề mặt thi công sơn chịu được tải trọng của các loại xe cộ, máy móc hạng nặng. Điều này là lợi thế lớn của sơn khi sử dụng cho các hạng mục về nhà máy công nghiệp.
  • Chống ẩm, chống thấm nước: Sơn sau khi thi công hoàn thiện cho ra bề mặt sơn liền mạch, không gãy đứt. Điền này giúp hỗ trợ rất lớn cho việc kháng nước, chống ẩm cực tốt. Ngoài ra, sơn còn có khả năng kháng lại hóa chất, axit với nhiều cấp độ khác nhau.
  • Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện có màu sắc bóng đẹp hoàn hảo. Với hệ thống màu sơn lên đến hàng nghìn màu với các tone màu khác nhau. Tạo nên hệ sinh thái màu sắc đa dạng, phong phú cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Bề mặt bóng giúp hỗ trợ cho ánh sáng cực tốt, có khả năng phản xạ ánh sáng. Giúp tiết kiệm được chi phí điện năng chiếu sáng cho công trình.
  • Khả năng vệ sinh được đánh giá cao. Vì bề mặt sơn liền mạch nên hạn chế tối đa việc bám bụi cũng như tự phát sinh ra bụi. Hỗ trợ rất lớn cho công tác vệ sinh và tiết kiệm nhân công.

Ưu Điểm Vượt Trội Của Epoxy Hệ Nước

Vì là gốc nước nên sơn epoxy hệ nước đem lại nhiều ưu điểm vượt trội. Có thể đáp ứng được những yêu cầu khắc khe đặc biệt đối với một số hạng mục công trình. Các ưu điểm như:

  • An toàn cho con người và môi trường. Vì dung môi pha loãng là nước nên không gây ảnh hưởng độc hại đến người thi công trực tiếp. Hay kể cả ngừoi sử dụng và môi trường xung quanh đó. Đem lại sự an toàn tuyệt đối. Đặc biệt với các môi trường đòi hỏi về độ sạch, an toàn. Ví dụ như: Nhà máy thực phẩm, nhà máy đồ uống, bệnh viện, phòng dược …
  • Sơn có thể thi công được trên bề mặt có độ ẩm hay môi trường có độ ẩm cao. Vì sơn gốc nước nên có thể thích nghi được với hơi nước trong độ ẩm cao.

Những Bề Mặt Ứng Dụng Epoxy Hệ Nước

Sơn epoxy hệ nước có thể ứng dụng được cho nhiều loại bề mặt khác nhau.

Bề mặt tối ưu nhất vẫn là bê tông. Được ứng dụng cho tường, sàn bê tông. Đặc biệt thích hợp cho bề mặt nền nhà xưởng, nhà máy công nghiệp. Ví dụ như: nhà máy sản xuất, nhà máy đồ uống – thực phẩm, nhà máy dược, y tế, văn phòng, …

Ngoài ra, sơn còn có khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt kim loại. Đáp ứng tốt các yêu cầu về chống rỉ hay lên màu sắc đẹp mắt phù hợp. Có thể ứng dụng được cho: Chống hà cho tàu thuyền, chống rỉ lang cang hay các kết câu sắt thép khác. Đối với bề mặt kim loại đã mạ kẽm thì sơn epoxy là một giải pháp tối ưu.

Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng

Đối với đơn vị chuyên nhận dịch vụ thi công sơn epoxy hệ nước chất lượng hàng đầu. Quy trình thi công và công tác chuẩn bị bề mặt thi công đều tuân theo các chuẩn cơ bản sau:

Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng
Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Hệ Nước Chất Lượng

Điều Kiện Bề Mặt Thi Công

Bề mặt trước khi thi công sơn cần quan tâm đến các điều kiện để thi công đạt kết quả tối ưu như:

  • Độ sạch: Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ khỏi các vết bẩn. Loại bỏ các tạp chất, dầu mỡ còn tồn đọng trên bề mặt.
  • Độ nhám bề mặt sơn: Trước khi thi công cần được tạo độ nhám thích hợp nhằm hỗ trợ cho độ bám dính. Bề mặt được tạo nhám đạt chuẩn giúp cho sơn khi thi công bám dính tốt hơn trên bề mặt.
  • Đối với bề mặt thi công cũ: Bề mặt bê tông cần được trám, trét lắp đầy các khuyết điểm bề mặt. Với bề mặt bằng kim loại cần được loại bỏ các vết rỉ sét trước khi thi công.

Quy Trình Thi Công

Quy trình thi công cơ bản cho sơn epoxy gồm có 3 bước cơ bản:

Giai Đoạn 1: Chuẩn Bị Bề Mặt Thi Công

Tiến hành tạo nhám và vệ sinh kép bằng các máy móc chuyên dụng. Sau quá trình vệ sinh và tạo nhám cần tiến hành xử lý các khuyết điểm còn tồn. Để bề mặt đạt điều kiện lý tưởng nhất trước khi thi công sơn epoxy hệ nước.

Giai Đoạn 2: Thi Công Sơn Lót Epoxy Hệ Nước

Thi công 1-2 lớp sơn lót epoxy hệ nước tùy theo yêu cầu chủ đầu tư. Lớp sơn lót đóng vai trò là lớp sơn liên kết trung gian. Hỗ trợ cho sự liên kết bền vững giữa lớp sơn phủ và bề mặt thi công.

Giai Đoạn 3: Thi Công Sơn Phủ Epoxy Hệ Nước

Thi công 1-2 lớp sơn epoxy phủ màu tùy chọn.

Giai Đoạn 4: Kiểm Tra Và Hoàn Thiện

Kiểm tra độ phẳng bề mặt cùng các yêu tố các thành nên bề mặt sơn hàon hảo.

Những Lưu Ý Đối Với Quá Trình Thi Công

Để quá trình thi công đặt chất lượng tối ưu nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo các thông tin sau:

  • Vì sơn 2 thành phần nên tỉ lệ pha trộn giữa 2 thành phân là tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà có các tỉ lệ pha trộn khác nhau. Khi thi công nên chú ý đến tỉ lệ pha, tránh lệch tỉ lệ này. Vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và quá trình thi công sơn. Ngoài ra, tỉ lệ pha nước cũng cần được tuân thủ.
  • Thời gian khô giữa các lớp sơn hay thời gian khô sơn hoàn thiện. Cần tuân thủ để chất lượng thi công sơn là hoặn hảo nhất.
  • Khi thi công bằng rulo lăn hay cọ quét cần chú ý đến hướng lăn/ quét. Tránh các lỗi sọc sơn không đáng có sau khi hoàn thiện sơn.

Mọi Thông Tin Chi Tiết Liên Hệ

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CHÍ HÀO

Địa chỉ: 606/76/4 Quốc Lộ 13, P Hiêp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 028 626 757 76 – Fax: 028 626 757 28

Di động: 0903 11 22 26 Mr. Giang

Email: [email protected]